Làng nghề Bến Tre

926 lượt xem

Cập nhật 2021: Đất Bến Tre được thiên nhiên ưu đãi về cảnh quan sông nước hữu tình, về cây xanh trái ngọt trong cả bốn mùa, nhất là cây dừa. Với thiên nhiên ưu đãi đó đã hình thành nên các làng nghề Bến Tre đa dạng và phong phú:

  • Sản xuất cây giống và hoa kiểng
  • Sản xuất bánh tráng
  • Sản xuất kiềm, kéo
  • Sản xuất bánh phồng
  • Sản xuất giỏ cọng dừa
  • Sản xuất rượu
  • Sản xuất hàng Thủ Công Mỹ Nghệ
  • Sản xuất muối
  • Sản xuất cá khô
  • Dệt chiếu
  • Đánh bắt hải sản
  • Chế biến cá khô
  • Sản xuất chỉ sơ dừa
  • Sản xuất lu
  • Sản xuất chổi

Làng nghề tiểu thủ công nghệ

Từ thành phố Bến Tre theo tỉnh lộ 887 đi khoảng 12km là đến làng nghề tiểu thủ công nghiệp Phước Long ở xã Phước Long, huyện Giồng Trôm. Ra đời khoảng sau năm 2000, do biết vận dụng sáng tạo và sử dụng hợp lý giá trị mà cây dừa đem lại, nên làng nghề đã cho ra đời hàng loạt sản phẩm phong phú như: sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa, đan giỏ cọng dừa, sản xuất chỉ xơ dừa,… Du khách đến nơi đây sẽ được tận mắt chứng kiến các công đoạn làm ra một sản phẩm “giỏ cọng dừa” mà người thợ chỉ cần học đan 3 ngày và thực hiện 8 công đoạn như: ra nan, cột khung, đan, bính, quấn quay, nứt, hoàn thành phần đáy giỏ và cuối cùng là vô cây trữ vào kho chứa. Nghề đan giỏ cọng dừa ở Bến Tre đã xuất hiện trên 20 năm, ban đầu chỉ làm để phục vụ trong công việc hằng ngày nhưng dần dần đã phát triển thành làng nghề với quy mô lớn do có giá trị xuất khẩu cao.

Làng nghề đan giỏ cọng dừa

Hưng Phong (còn gọi là Cồn Ốc), nằm cách biệt với đất liền, trên một cồn tự nổi. Hiện nay, để đến làng nghề này, du khách có thể đi bằng đường thủy lẫn đường bộ. Nếu đi đường bộ từ thành phố Bến Tre đi theo đường tỉnh 887, tới ngã 3 Phước Long đường ra Bến phà Hưng Phong, rẽ phải đi thẳng khoảng 6km qua phà sẽ đến xã Hưng Phong.

Nghề đan giỏ cọng dừa ở đây được hình thành dù chỉ khoảng 20 năm, nhưng có bước phát triển khá mạnh phần lớn là sản xuất theo hộ gia đình. Nhờ mẫu mã đa dạng nên ngày càng được thị trường ưa chuộng, đặc biệt vào dịp cuối năm do nhu cầu làm giỏ quà tặng, sau đó được chuyển lên các thành phố, sản phẩm được tiêu thụ lượng lớn, nên làng nghề Hưng Long ngày càng phát triển.

Làng nghề chỉ xơ dừa

Từ thành phố Bến Tre du khách đi qua cầu Hàm Luông theo QL60 đến thị trấn Mỏ Cày Nam, đi khoảng 3km du khách rẽ phải sẽ đến làng nghề chỉ xơ dừa An Thạnh, Mỏ Cày Nam. Làng nghề chỉ xơ dừa Khánh Thạnh Tân, Mỏ Cày Bắc cũng cách đó khoảng 10km.

Đây là làng nghề mới phát triển sau này và có vệ tinh nằm rải rác trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là những vùng có trồng nhiều dừa. Nhưng chủ yếu vẫn là ở xã An Thạnh – Mỏ Cày Nam và xã Khánh Thạnh Tân – Mỏ Cày Bắc. Cấu tạo tự nhiên địa giới hành chính 02 địa phương này nằm bên dòng sông Thơm, là điều kiện vô cùng thuận lợi để vận chuyển sản phẩm bằng đường thủy. Người dân Bến Tre vốn từ lâu đã biệt vận dụng, sáng tạo từ cây dừa vốn từ lâu đã quen thuộc với người dân Bến Tre. Dừa được biến hóa ra nhiều sản phẩm rất phong phú và đa dạng. Nhưng đặc biệt, tại hai làng nghề này là sản xuất ra những sản phẩm từ xơ dừa se lại thành chỉ… Chỉ xơ dừa có nhiều loại khác nhau như chỉ nệm, chỉ xơ cứng, chỉ xơ xoắn, chỉ nệm tráng cao su, thảm dệt, chiếu thảm, thảm trải sàn,… Hiện nay các sản phẩm này được xuất thường xuyên sang các nước Hàn Quốc, Ấn Độ…

Làng nghề dệt chiếu

Làng nghề dệt chiếu tạp trung ở An Hiệp ở ấp Thuận Điền – xã An Hiệp – Châu Thành. Hay làng nghề dệt chiếu Nhơn Thạnh nằm ở vùng ven thành phố Bến Tre, và ở huyện Mỏ Cày Nam cũng có làng nghề dệt chiếu bằng cây cói rất nổi tiếng ở xã Thành Thới B.

Đối với Bến Tre, nghề dệt chiếu cũng xuất hiện khá sớm, diễn ra quanh năm tại nhiều làng trong xã và thường bắt đầu từ tháng giêng đến hết tháng chạp âm lịch. Tuy vậy, hoạt động sản xuất chiếu thường nhộn nhịp vào những tháng cuối năm, bởi thời gian này, người dân trong tỉnh và những tỉnh thành lân cận thường mua những chiếc chiếu mới, có hoa văn trang trí đẹp về sử dụng trong gia đình, chùa chiền, đền miếu,… Đối với nghề dệt chiếu, phụ nữ được xem là những người thợ chính, bởi họ có sự nhẫn nại và đôi bàn tay mềm mại, tài hoa, nên họ có thể dệt những chiếc chiếu đẹp, bền chắc trong thời gian nhanh nhất. Lát là nguyên liệu chính của nghề dệt chiếu. Do điều kiện khí hậu nên lát được trồng nhiều ở các địa phương trong tỉnh như xã Nhơn Thạnh, thành phố Bến Tre; An Hiệp, Châu Thành; riêng xã Thành Thới B, Mỏ Cày Nam thì nguyên liệu lấy từ cây cói. Những năm trước đây, người dân làng nghề dệt chiếu sử dụng nguyên liệu tại các địa phương trong tỉnh.

Ngày nay, đất ruộng bán đi để đô thị hóa, nhân công thì giảm do theo nghề không đủ sống, nhưng sản lượng chiếu từ các làng nghề làm ra điều không đủ bán. Có thể nói ra giường nệm không thay thế được chiếu nhất là các cụ già và em bé nhỏ. Ngoài ra, sản phẩm của làng nghề dệt chiếu còn được xuất khẩu ra nước ngoài.

Làng nghề đúc

Từ thưở xa xưa, hầu như nhà nào bà con cũng dùng lu để chứa nước giếng và nước mưa để dùng, nên làng nghề này như là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống phải có của người dân Hòa Lợi nói riêng và cả khu vực miền tây nói chung.

Vào mùa nắng, nguồn nước mưa dự trữ trong lu này sẽ được dùng để nấu ăn, làm nước uống cho đến mùa mưa năm sau. Đây cũng là nguyên do để hình thành và phát triển làng nghề truyền thống “Làng lu Hòa Lợi”. Nghề này là nghề cha truyền con nối. Trải qua nhiều thế hệ, những người thợ làng lu Hoà Lợi đã sáng tạo ra những công cụ phục vụ cho nghề như cỡ lu (hình chữ C, có hai điểm cố định, khi xoay một vòng sẽ làm cho lu cân đối), cỡ miệng, bay làm láng da lu… Nhờ vậy mà sản phẩm của làng lu Hòa Lợi “trăm chiếc như một”. Sản phẩm này cũng được tiêu thụ tại địa phương, một số tỉnh bạn và xuất khẩu sang nước làng giềng Campuchia.

Ngày nay, tuy nước “thủy cục” đã đi vào nhà dân vùng trung tâm nhưng vẫn còn 1 số nhà đân vùng sâu sử dụng, bởi lẻ quen rồi… thích nước mưa hơn… và cũng có thể nước “thủy cục” xa quá không truyền đến được.

Làng nghề bó chổi

Từ làng nghề đúc lu nếu đi đến làng nghề bó chổi khoảng trên 15km. Trên QL57, nếu như làng nghề đúc lu Hòa Lợi rẽ phải, thì làng nghề Mỹ An du khách sẽ rẽ trái đi khoảng 10km.

Cho dù xã hội có phát triển đến đâu, cho dù xưa hay hiện tại thì cây chổi luôn là vật dụng thiết yếu trong gia đình. Nghề bó chổi nằm rải rác ở các ấp và tập trung nhiều nhất ở ấp An Hòa, đây là điểm xuất phát đầu tiên của làng nghề. Lúc đầu, chỉ có một vài hộ làm với hình thức nhỏ lẻ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn lâu dài đã được bán ra thị trường ngoài tỉnh. Nghề này có thể nói là phổ biến lâu nay ở vùng nông thôn, đặc biệt là ở xứ có nhiều dừa như Bến Tre.

Người ta đã biết vận dụng từ cọng của lá dừa, lá cau, hay cọng của là dừa nước để làm nên những sản phẩm đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau. Ở đây, nhà nào cũng sản xuất chổi, chổi bó rồi, chổi đang bó, tiếng quay dây cước vào trục nghe rè rè, tiếng kêu ken két đầy ấn tượng, rồi đến tiếng xe máy chở nguyên vật liệu ra vào, khiến làng chổi càng thêm nhộn nhịp. Người dân nơi đây cho biết, nghề này nhẹ nhàng, làm chơi mà ăn thiệt.

Mỗi sản phẩm làm ra là một kỷ niệm thấm đẫm tình người, với biết bao niềm hy vọng tươi sáng của người dân hiền lành, chất phác ở một vùng quê sông nước xứ dừa luôn tin tưởng nghề này không bị mất đi và sản phẩm làm ra có nơi tiêu thụ.

Làng nghề đan đát

Nghề đan đát truyền thống Phú Lễ đã tồn tại khoảng 100 năm. Làng nghề hiện có đến cả ngàn sản phẩm với hơn mười loại, mẫu mã, kích cỡ đa dạng như bội, bung, rổ, rế, sọt, lờ, lọp, nơm cá,… nguyên liệu chủ yếu là tre, trúc, tầm vông. Lúc đầu nghề đan đát chỉ là nghề phục vụ trong sinh hoạt bình thường của người dân, nhưng về sau khi có nhu cầu về trang trí thì các sản phẩm làm ra đa dạng hơn.

Hiện nay, nghề đan đát phân bố đều trên địa bàn toàn tỉnh, nhưng tập trung nhiều nhất là ở xã Phước Tuy. Ngoài ra còn tập trung rải rác ở các xã khác như Phú Lễ, An Bình Tây và An Đức thuộc huyện Ba Tri. Trong nghề đan đát, ra nan là một công đoạn quan trọng góp phần tạo sự thành công cho sản phẩm.

Cách làm: Để có những thanh nan đều, đẹp thì sau khi phân đoạn tre, trúc theo đúng quy cách, dùng dao rọc sạch mắt, sau đó chẻ đôi, tiếp tục chẻ đôi cho vừa nan theo quy cách. Chẻ hoặc tách nan bắt đầu từ gốc đến ngọn, ra nan có thể sử dụng dao mác vót để tách nan đều, không bị lỗi. Sau khi ra nan, sử dụng dao mác vót láng (dân gian hay gọi là lau lại cho bóng). Công đoạn kế tiếp là tạo vành cho các loại sản phẩm có sử dụng vành như rổ, thúng, lọp… Tạo vành xong sẽ tiến hành đan. Tùy theo từng loại sản phẩm mà sử dụng cách đan khác nhau như đan long mốt, long hai đối với các lại rổ gánh, rổ xúc, sàng, sịa; long ba dành cho đan thúng; long bốn, năm dùng cho sản phẩm bội… Ngoài ra còn có công đoạn đát, lận vành, nứt vành.

Làng nghề tiểu thủ công nghiệp

Làng nghề ở Ba Tri, có 2 làng nghề làng nghề mây tre đan như Phước Tuy và làng nghề nấu rượu nổi tiếng rượu Phú Lễ. Đây là một nghề của địa phương đã có từ lâu đời. Cái vị nồng nồng kết hợp với mùi thơm dễ chịu khi uống và đặc biệt nhất là cách làm rượu truyền thống. Từ quy trình chọn lọc nếp đến ủ rượu đều được chú trọng.

Ngày nay, thương hiệu rượu Phú Lễ không nằm trong địa phương nữa mà vươn xa khắp mọi miền tỉnh thành tổ quốc.

HDV tổng hợp