Hướng dẫn viên 2018 đứng ngã ba đường vào hiệp hội hay vào cty du lịch

1489 lượt xem

Theo luật ban hành 2017 chính thức áp dụng 1/1/2018, Hướng dẫn viên hoạt động nghề thì phải vào hội du lịch (thẻ hội viên) hay là có hợp đồng công ty du lịch dài hạn.

Trước khi có nghị định 158/2013, hầu như ai cũng có thể “làm dâu trăm họ được” (trở thành hướng dẫn viên được) chỉ cần có duyên hoặc khi 1 người nào đó sale được tour thì khi thực hiện tour cầm micro lên xưng là hướng dẫn viên, nhưng nghề này dễ mà không phải dễ những ai trong nghề mới thấu hiểu được niềm vui và nước mắt… nhưng rõ ràng đây là nghề hot, không cần đầu tư tiền bạc mà được đi chơi nhiều nơi “miễn phí” mà lại có tiền.

Sân chơi tự do đó sẽ khép lại dựa vào luật du lịch 2017 sẽ áp dụng vào ngày 1.1.2018, bởi lẽ HDV tự do có quá nhiều bất cập không kiểm soát và tiêu cực cũng không ít:

– Cty du lịch thỉnh thoảng vẫn bị mất tiền tạm ứng cho HDV, HDV nhận tiền rồi bỏ trốn.
– Thường xuyên thuyết minh sai về 1 nội dung mà không được ai chỉnh sửa, trở thành xuyên tạc theo thời gian. Do không được bồi dưỡng kiến thức …
– Hướng dẫn viên ngoại quốc “chui” từ các thị trường: Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái, Indo, Châu Âu đang hoạt động lén lút tại Việt Nam.

Theo luật du lịch 2017 thì không đề cập đến việc điều kiện cấp thẻ hành nghề hướng dẫn viên là thời vụ 1 tháng hay phải là 1 năm mới mới được cấp:

Tình hình cuối năm 2017, sẽ là đang trong giai đoạn thăm dò ý kiến và chờ ngày tháng trôi đến năm 2018 để ra luật du lịch 2018, nên việc HDV nào thẻ còn hạn thì vẫn cầm hợp đồng lao động thời vụ đi tour bình thường.

Tham khảo luật du lịch 2017: vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/25274

Luật du lịch 2017

Luật du lịch 2017

Hướng dẫn viên đứng chờ trước giờ G, đứng giữa ngã ba đường vào hội du lịch hay vào cty du lịch chính quy nào đó, lo lắng nguy cơ mất việc. Nhưng đây là một bài toán hay và kết quả đã có, vậy kết quả được và mất như thế nào?

Vậy luật du lịch 2017 này có lợi hay có hại đối với HDV tự do?

Có hại:
– Với những hướng dẫn viên lâu lâu mới được đi tour, nhưng đi nhiều vào 3 tháng hè chiếm tỷ lệ gần như 1/3 (khoảng 7000 HDV, nếu có 20.000 HDV)
– Tốn chi phí hội viên hay BHXH hàng tháng. Đi tour không đều – không nhiều thì tiền đâu đóng phí vào lúc thấp điểm.

Có lợi: cho hướng dẫn viên đi tour thường xuyên, giảm bớt HDV chui, làm tăng giá trị của 1 người HDV lên, và thêm khả năng được gọi tour do quy định mới này buột Cty du lịch phải kêu những HDV có thẻ.

Nếu dựa theo luật du lịch 2017, HDV đang trên đường tour, từ ngày 1/1/2018  chưa có ghi rõ ràng là bắt buộc phải trình thẻ hội viên du lịch hay cầm hợp đồng lao động dài hạn… Việc này chính sở du lịch cũng chưa thể giải đáp vẫn chờ thông tư.

Vậy luật du lịch 2017 này cty du lịch có lo lắng ?

Có lo lắng:

– Không đủ HDV vào ngày lễ, dịp cao điểm

– Sẽ đắn đo việc nhận thêm HDV cộng tác, chủ yếu là thoả thuận việc đóng phí BHXH đó nhưng không lương.

– Khi ký hợp đồng và thoả thuận “miệng” với HDV tự do, thì  Cty du lịch đó sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới về hành vi của HDV đó trong quá trình hành nghề của HDV đó.

Bài toán Cty du lịch chấp nhận ký hợp đồng HDV và sau đó đóng phí BHXH cho HDV đó, còn lương theo hợp đồng xem như thực lãnh là 0 đ.

– Nếu HDV bình thường không sao, nhưng thỉnh thoảng cũng có vài bạn HDV “bị bệnh” … cuối năm cầm hợp đồng lao động đi kiện cty du lịch đó là không thanh toán lương… vậy phải làm sao???

– HDV hứa sẽ đưa tiền nhờ cty đóng bảo hiểm dùm… nhưng mùa thấp điểm, không có tour, lấy tiền đâu mà đưa… vậy công ty phải làm sao???

Luật Du Lịch 2017 liên quan đến thuế như thế nào?

– Hợp đồng xác định thời hạn (dưới 1 tháng) thì cộng tác viên mỗi lần nhận trên 1 tr(2tr) thì phải đóng 10% thuế TNCN, thường thì cty du lịch đó đóng dùm HDV (nếu cty đưa ctp HDV vào chi phí).

– Hợp đồng dài hạn HDV trên 9 triệu / tháng phải đóng thuế TNCN theo luỹ tuyến của chi cục thuế.

– HDV đã có hợp đồng dài hạn “thoả thuận” với Cty du lịch rồi, mà mỗi tour phải trả ctp nữa thì sẽ được cộng vào lương, nếu trên 9tr vẫn đóng thuế TNCN.
Ví dụ: Hợp đồng lao động ký 4.000.000 đ tháng, mà trong tháng HDV đó đi 20 ngày tour x 400.000 đ/ngày, cộng lại bằng 12tr / tháng.
12tr – 9tr – bhxh (ví dụ là 1tr) = còn 2 triệu nhân với 5% = 100.000 đ tiền thuế TNCN phải đóng cho nhà nước. (*)

– Khi cty du lịch làm hợp đồng lao động “thoả thuận” với HDV tự do, thì lương nhân viên được xem là chi phí hợp lý mà sẽ được trừ trong thuế doanh nghiệp (Trong trường có đóng hợp đóng bảo hiểm và thuế TNCN, dĩ nhiên chi phí phải phù hợp với tổng doanh thu)…

HDV

(*) Thuế TNCN theo luỹ tuyến: sau khi trừ công thức tô màu đỏ:

Dưới 5tr là 5%
Từ 5-10tr là 10%
Từ 10-18 là 15%